Các Hình Thái Tư Bản Và Các Hình Thức Biểu Hiện Của Giá Trị Thặng Dư

Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư . Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Bạn đang xem: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về giá trị thặng dư nhé!

1. Giá trị thặng dư là gì?

Thặng dư được hiểu nôm na là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi số tiền mà chủ sở hữu chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó. Để cho dễ hiểu hơn thì sau đây là một ví dụ: Một ông chủ của công ty A thuê nhân công B về làm việc và trả lương cho công nhân B là 50 nghìn/giờ. Nhưng trong một giờ đó công nhân B có thể tạo ra sản phẩm có giá trị 70 nghìn. Vậy số tiền 20 nghìn chênh lệch chính là thặng dư.

*

Công thức kinh điển thể hiện giá trị thặng dư là T – H – T’. Có nghĩa là ban đầu tư bản sẽ có tiền, rồi dùng tiền đó tạo ra hàng hóa (đúng hơn là thuê công nhân để công nhân tạo ra hàng hóa), từ hàng hóa sẽ bán đi và đổi lại thành lượng tiền cao hơn ban đầu.

2. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư


- Theo Mác, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.

- Trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa.

- Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiển ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Để giải quyết mâu thuẫn này, Mac đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hóa – sức lao động.

- Quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư.

- Như vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt.

Xem thêm: Cách Chơi Aoe Garena Trên Win 7, Cách Chơi Aoe Trên Win 7

- Để tìm hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành 2 bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Trong đó:

- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, từ là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là c.

- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu là v.

Giá trị của một hàng hóa của một hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến.

Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân là thuê mới tạo ra giá tri thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Như vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v. Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là c + v + m. Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư như là:

+ Năng suất lao động

+ Thời gian lao động

+ Cường độ lao động

+ Công nghệ sản xuất

+ Thiết bị, máy móc

+ Vốn

+ Trình độ quản lý

Xét về khía cạnh kinh tế như hiện nay, thay vì tăng cường độ lao động chân tay như thời xưa các chủ doanh nghiệp sẽ đầu tư và các loại thiết bị máy móc hiện đại. Sử dụng đầu óc sẽ cho năng suất lao động cao hơn, dẫn đến giá trị sản phẩm tạo nên cao hơn.

Giá trị thặng dư dù đang dựa trên sự bóc lột sức lao động của con người nhưng trong xã hội, thời đại nào đi nữa chúng cũng cần phải tồn tại. Tuy nhiên thay vì tồn tại một cách tạo áp lực lên người lao động thì chúng ta có thể cải tiến nó bằng cách sử dụng máy móc, công nghệ thông tin. Giá trị thặng dư vẫn sẽ được tạo ra nhưng không kéo dài thời gian hay cường độ làm việc của người lao động.