Giáo Án Hoạt Động Ngoài Trời

- Biết được tên gọi, đặc điểm, chất liệu của một số đồ vật: Thìa sắt, cốc sắt, cốc nhựa, bát nhựa, chìa khóa...

Bạn đang xem: Giáo án hoạt động ngoài trời

- Trẻ được trải nghiệm và khám phá đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như ; nhựa, giấy, xốp,gỗ...

- Biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống của con người.

2. Kỹ năng:

- Luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát, phỏng đoán.

- Rèn kỹ năng phân loại các đồ vật.

- Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu thích và khám phá về khoa học.

- Hứng thú tham gia vào hoạt động, chơi đoàn kết ,giữ gìn đồ dùng.

II. CHUẨN BỊ

- 02 thanh nam châm to cho cô và mỗi trẻ 1 viên nam châm nhỏ.

- 01 cốc thủy tinh, chai, thìa, đũa

- 4 chiếc hộp để các đồ vật:Thìa nhựa, thìa sắt,cốc nhựa, cốc sắt tủ gỗ, xốp để cây vi tính...(lưu ý chọn các vật không gây nguy hiểm cho trẻ).

- 8 chiếc rổ nhựa.

- Máy tính, máy chiếu, đàn.

III. TIẾN HÀNH

* Hoạt động 1. Gây hứng thú:

- Trước khi ra sân cô kiểm tra sĩ số và tình hình sức khỏe của trẻ. Sau đó cho trẻ ra địa điểm cô đã chuẩn bị trước.

- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”

* Hoạt động 2. Nội dung trong tâm

1. Thí nghiệm nam châm hút được một số đồ vật

- Cô tạo tình huống 1:

- Chiếc kẹp sắt đựng trong chai nước “ nhỏ”

( không lấy được bằng tay, thìa, đũa)

Cô dùng một vật đặc biệt lấy chiếc kẹp ra khỏi chai nước. Đó là viên Nam châm

- Cô chốt lại: Cô lấy được chiếc kẹp sắt ra khỏi chai nhờ có viên nam châm này đấy.

Xem thêm: Đề Văn 6: Kể Về Một Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập, Kể Về Một Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập

- Cô tạo tình huống 2:Cô mời 1 trẻ lên thả giúp cô các vật vào bình( một vật bằng sắt, các vật bằng chất liệu khác) cho trẻ phán đoán xem nam châm có thể hút được vật gì, không hút được vật gì

-Sau đây cô mời các con về 4 nhóm khám phá cùng nam châm.

+ Cô đến từng nhóm đặt câu hỏi: Nam châm hút được vật gì? Vì sao? Nam châm không hút được vật gì? Vì sao?

- Cô chốt lại: Như vậy nam châm chỉ hút những đồ vật có chất liệu làm bằng sắt, Còn những đồ vật bằng nhựa, xốp,gỗ thì nam châm không hút được.

- Cô cho hai bạn ngồi cạnh quay mặt vào nhau,dùng nam châm của mình hút với nam châm của ban.

+ Các con thấy nam châm có hút được nam châm bạn không ? Vì sao ?

- Các con ạ! Vì nam châm có hai cực : Cực dương,cực âm nếu để hai cực này ở gần nhau chúng sẽ hút nhau, nếu để cực dương với cực dương hoặc cực âm với cực âm thì chúng sẽ đẩy nhau, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nam châm được ứng dụng rất nhiều như dùng để gắn miệng túi, gắn tranh giấy bút lên bảng, làm sạch cốc,…

2. Trò chơi vận động: “Thả đỉa ba ba”

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Thả đỉa ba ba”

- Hỏi lại trẻ về cách chơi, luật chơi.

- Sau đó cô nhấn mạnh lại cách chơi, luật chơi của trò chơi.

+ Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn giữa sân. Chọn 1 bạn làm "Cái". Sau khi chọn xong, cả nhóm cùng đọc bài đồng dao "thả đỉa ba ba", Bạn làm đỉa đi xung quanh vòng tròn, cứ mỗi tiếng bạn làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn, bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình, tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3... nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào bạn nào thì bạn đó phải đứng lại "sông" làm đỉa, còn những em khác chạy nhanh lên "hai bờ sông",.

+ Luật chơi: Nếu bạn nào chậm chân bị "đỉa" bám ở dưới "sông" thì phải xuống "sông" làm đỉa, còn bạn làm "đỉa" lại được lên bờ.

- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ chơi.

- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.

- Cô nhận xét chung.

3. Chơi tự do với đồ chơi mang theo (phấn vẽ, bóng, vòng nhựa…)

+ Cô giới thiệu 1 số đồ dùng đồ chơi của các nhóm.

+ Cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi.

+ Tổ chức cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm với các loại đồ dùng đồ chơi khác nhau( chú ý phân bố các nhóm chơi phù hợp để cô dễ dàng bao quát hoặc xử lý tình huống có thể xảy ra).